Hiệu chỉnh vệ tinh Salar de Uyuni

Bãi muối là nơi lý tưởng để hiệu chỉnh các thiết bị đo khoảng cách của vệ tinh vì bề mặt lớn, ổn định với độ phản xạ mạnh, tương tự như các tảng băng. Là bãi muối lớn nhất trên Trái đất, Salar de Uyuni đặc biệt phù hợp cho mục đích này. Trong thời kỳ mưa thấp từ tháng 4 đến tháng 11, do không có ngành công nghiệp và do độ cao nên bầu trời tại Salar de Uyuni rất trong và không khí khô ráo. Nó có bề mặt ổn định, được làm phẳng bởi lũ lụt theo mùa - nước hòa tan bề mặt muối và do đó giữ cho mực nước được cân bằng.[28]

Vì vậy, biến thiên độ cao bề mặt trên 10.582 kilômét vuông (4.086 dặm vuông Anh) diện tích của Salar de Uyuni nhỏ hơn 1 mét (3 ft 3 in). Độ phản xạ bề mặt (albedo) đối với tia cực tím tương đối cao ở mức 0,69 và biến thiên chỉ có một vài phần trăm vào ban ngày.[7] Sự kết hợp của tất cả những điều này khiến cho hiệu chuẩn vệ tinh tại Salar de Uyuni ưu việt hơn khoảng năm lần so với bề mặt của đại dương.[5][6][29] Sử dụng Salar de Uyuni làm điểm ngắm, ICESat đã đạt được độ chính xác đo độ cao ngắn hạn dưới 2 xentimét (0,79 in).[30]

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ MISR để thực hiện đo độ sâu quang thụ động khi bãi muối bị ngập và hiệu chỉnh kết quả mô hình độ sâu của nước với dữ liệu địa hình từ độ cao laser của ICESat, người ta đã chứng minh rằng Salar de Uyuni không hoàn toàn bằng phẳng. Phân tích năm 2006 cho thấy các đặc điểm bị bỏ lỡ trước đây: các đường vân có chiều cao từ 20 đến 30 cm gần như hình sin với bước sóng 5km (có thể thấy rõ trong các hình ảnh vệ tinh LandSat năm 1973 và 1975, và vẫn ở cùng một nơi trong nhiều thập kỷ sau đó) và một con hào xung quanh ngoại vi rộng 1 đến 3km và sâu 20 đến 50 cm. Chúng bắt nguồn từ sự thay đổi mật độ vật chất, và do đó thay đổi lực hấp dẫn bên dưới trầm tích của Salar. Cũng giống như bề mặt đại dương cao hơn ở những vùng núi biển đặc hơn, bề mặt đồng muối cũng lên xuống, phản ánh sự thay đổi mật độ vật chất dưới bề mặt.[29][31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Salar de Uyuni http://www.britannica.com/eb/article-90745/88?quer... http://www.gpsdaily.com/reports/The_Hills_And_Vall... http://www.hotelchatter.com/story/2009/1/26/231522... http://www.lonelyplanet.com/bolivia/sights/natural... http://news.nationalgeographic.com/news/2007/07/07... http://www.nature.com/news/2007/071130/full/news.2... http://www.seattlepi.com/getaways/030499/salt04.ht... http://www.tripcrazed.com/702316570/dont-lick-the-... http://www.hbernreuther.de/Brasilien_Bolivien/Pala... http://adsabs.harvard.edu/abs/2002AGUFMOS52A0193B